Trò chơi giúp bé phát triển giác quan

Các giác quan của trẻ thường rất nhạy cảm. Chính vì thế, để nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng toàn diện ở trẻ, hãy bắt đầu từ những trò chơi giác quan.

Trò chơi giúp bé phát triển giác quan

Các giác quan của trẻ thường rất nhạy cảm. Chính vì thế, để nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng toàn diện ở trẻ, hãy bắt đầu từ những trò chơi giác quan.

Chơi mà học với những trò chơi giác quan, những hoạt động nhằm kích thích các giác quan ở trẻ như nghe, nhìn, sờ, nếm, trẻ sẽ khám phá được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống.

Lăn bóng

Cha mẹ có thể chuẩn bị hai quả bóng, cùng chơi với con. Với một quả bóng dành cho bé và một quả bóng cho cha lăn trên sàn nhà. Hoặc có thể thi với bé xem bóng nào tung xa hơn. Khi bóng đến đích hãy hỏi bé bóng nào nhanh, bóng nào chậm. Thông qua chuyển dộng quả quả bóng giúp bé cảm nhận được sự chuyện động nhanh hay chậm của vật thể. Khi lăn bóng, cha mẹ có thể điều chỉnh lực đi của bóng để trẻ lăn bóng đến vạch trước, từ đó tạo cho trẻ hứng thú với trò chơi hơn.

Trong cuộc sống hàng ngày có thể hướng dẫn trẻ quan sát sự vận động của các vật thể khác nhau, từ đó giúp trẻ hình thành khái niệm về sự nhanh, chậm.

tro-choi-phat-trien-giac-quan

Cảm nhận gấu bống

Cha mẹ có thể cầm một con gấu bông và chơi với con “Chúng ta cùng chơi trò giấu gấu bông nhé, bây giờ cha mẹ giấu chú gấu bông này đi, con tìm xem chú gấu ở đâu nhé?”. Sau đó dùng tấm khăn vuông trùm con gấu và để trẻ đi tìm. Mục đích chủ yếu của cách luyện tập này là rèn khả năng điều tiết của mắt và tay cho trẻ. Trẻ nhỏ có cảm nhận rất tốt, chính điều này giúp chúng nhận ra thế giới xung quanh. Khi trẻ đã tìm thấy vật cần tìm, cần kịp thời cổ vũ, khích lệ trẻ để trò chơi thêm thú vị.

Trò chơi với các loại hạt

Bé có thể chơi trò chơi với các loại hạt khô, cha mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 bát gồm rất nhiều loại hạt khô và đưa cho trẻ khám phá. Trẻ có thể tự tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại hạt thông qua nhìn, sờ, nếm hoặc đơn giản trẻ tự học các múc hạt vào bát kim loại và thích thú lắng nghe tiếng lạo xạo của hạt khô phát ra khi chạm vào thành bát. Với những loại hạt nhỏ cha mẹ cần quan sát bé cẩn thận và chỉ cho bé chơi khi đã đủ nhận thức để an toàn cho trẻ.

Trò chơi làm vườn

Cha mẹ có thể mua cho trẻ một số vật dụng “đồ chơi” làm vườn: đất, xẻng, chậu, bình tưới cây hay những bông hoa, chậu cây, cỏ. Cha mẹ hãy cùng trẻ chơi nhập vai bác làm vườn chăm chỉ trồng hoa, khi hoa nở cùng nhau ngửi hoa, bạn có thể tả cho trẻ hương của từng loài hoa. Điều này kích thích trí tưởng tượng và ghi nhớ của trẻ.

tro-choi-phat-trien-giac-quan-cho-be

Trò chơi nấu bếp

Giống như trò làm vườn cha mẹ hãy chuẩn bị những đồ chơi làm bếp để cùng trẻ chơi trò chơi này. Sau đó, khi mẹ vào bếp hãy cùng thực hành nấu những món ăn hàng ngày mà trẻ thường ăn và hướng dẫn trẻ như thế nào vị ngọt, chua, mặn…

Ngoài ra, những trò chơi giác quan có thể chơi một mình đơn lẻ, cũng có thể chơi cùng nhiều bé khác nhau, điều này sẽ thúc đẩy khả năng tương tác, làm việc theo nhóm ở trẻ.

Prev

19 mẹo dạy con học giỏi cực hay của người mẹ Nhật

Next

Cách hay trị hôi miệng cho bé tại nhà

...