Khi con thích bày tỏ chính kiến và hay bắt bẻ người lớn

Cha mẹ muốn con tự tin thể hiện quan điểm của bé, hay học hỏi. Nhưng vẫn giữ cách suy nghĩ khá truyền thống, rằng trẻ nhỏ nên “gọi dạ bảo vâng”, người lớn nói gì thì vâng dạ theo là ngoan.

Khi con thích bày tỏ chính kiến và hay bắt bẻ người lớn

Chính vì vậy, có thể nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi gặp những cháu bé thích “bắt bẻ”, thích chia sẻ những quan điểm riêng của trẻ một cách “bình đẳng”. Và cha mẹ thường lo ngại rằng ranh giới “dạn dĩ” với “vô lễ” trở nên ngắn dần.

Hãy làm bạn với trẻ

Hãy đặt mình vào con, bạn sẽ hiểu hơn những khó khăn của trẻ và biết cách “uốn nắn” con khéo léo, không làm trẻ bị sốc vì cảm giác mâu thuẫn trong lòng. Chẳng hạn, cha mẹ có thể lắng nghe con và chia sẻ với con khi bé cảm thấy có người lớn nào khác làm gì đó “sai” theo cách hiểu của bé nhưng hướng dẫn con hãy nói riêng điều này với bố mẹ thay vì nói thẳng với người lớn đó. Hãy tạo một thỏa thuận giữa cha mẹ với con, rằng khi con cảm thấy không thích điều gì hoặc ai đó làm gì mà con cho là “không đúng” thì nên nói nhỏ, nói riêng với mẹ, với cha.

tre-thich-bay-to-chinh-kien-bat-be-nguoi-lon

Kiên trì hướng dẫn trẻ

Cha mẹ cần kiên trì và đừng quá căng thẳng vì chuyện này. Thực tế, bước qua giai đoạn 5-7 tuổi, bé đã am hiểu khá nhiều chuyện xung quanh cuộc sống. Vốn từ vựng và cách diễn đạt ngôn ngữ của bé cũng thành thạo hơn. Vì vậy, thói quen “thích chỉnh sửa người khác” chỉ là cách bé chứng tỏ bản thân mình và là một phần của sự phát triển. Cha mẹ có thể uốn nắn nhưng đừng quát mắng, nặng lời với con. Cứ khéo léo và kiên trì, lớn hơn chút nữa, khi nhận thức được nhiều hơn, bé sẽ tự điều chỉnh được mình.

Giải thích cho bé hiểu có sự khác biệt giữa mỗi cá nhân

Việc quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái là cha mẹ phải thường xuyên khích lệ trẻ nói ra suy nghĩ, quan điểm của mình. Phải có thái độ lắng nghe chân thành và hướng dẫn chúng cách trình bày, diễn đạt nguyện vọng một cách đúng đắn và làm cho người nghe vui lòng. Giúp trẻ phân biệt được cách ứng xử đúng sai trong từng tình huống cụ thể. Trong gia đình, cha mẹ phải đối xử công bằng với các con. Thông qua đó, trẻ sẽ hình thành cho mình khả năng tư duy linh hoạt, trau dồi ngôn ngữ diễn đạt. Đồng thời phải khéo léo giúp trẻ nhận ra rằng luôn có sự khác biệt giữa mỗi cá nhân, mỗi người có một thế mạnh khác nhau, ở điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nên sẽ nhận được sự đối xử khác nhau từ mọi người. Vì thế, phải biết kiểm soát hành vi của mình, không phải lúc nào cũng đôi co, vặn vẹo, không được để tính tò mò, hiếu thắng phá vỡ cuộc sống của mình.

Prev

19 mẹo dạy con học giỏi cực hay của người mẹ Nhật

Next

Cách hay trị hôi miệng cho bé tại nhà

...