Giáo dục trẻ - La mắng trách phạt - Nên hay không?

Ông bà xưa có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng lại có câu danh ngôn “Chín phần mười của sự giáo dục là động viên khích lệ” (theo Anatole France – nhà thơ, nhà báo, tiểu thuyết gia người Pháp đoạt giải Nobel Văn học).

Giáo dục trẻ - La mắng trách phạt - Nên hay không?

Vậy việc giáo dục con trẻ ngày nay nên thiên về la mắng trách phạt hay động viên khích lệ?

 

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, có rất nhiều tình huống mà cha mẹ phải nhắc nhở, phê bình thậm chí là la mắng trách phạt và đánh đòn. Thông thường, các bậc cha mẹ hay trách phạt con trẻ khi chúng không vâng lời, làm trái ý hoặc không đáp ứng được những mong đợi, sự kì vọng của cha mẹ. Khi đó, có rất nhiều cha mẹ đã cáu giận, sử dụng những ngôn từ thô lỗ, khó nghe để la mắng trẻ, hơn nữa còn dùng cả đòn roi mà răn dạy, có khi quá nóng giận mà lao vào đánh con trẻ liên hồi .

 

Việc dùng những từ ngữ thô lỗ và hành động quá khích như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, làm tổn thương tâm lý của trẻ mà còn dẫn đến hậu quả về sau. Trẻ sẽ bắt chước những điều đó không chỉ trong cách cư xử với bạn bè, người thân trong gia đình, mà còn tác động đến các mối quan hệ của trẻ với xã hội, y như cha mẹ đã làm với chúng.

Có nên la mắng trách phạt trẻ

Chỉ vì mong muốn trẻ ngoan ngoãn, giỏi hơn, đạt được nhiều thành tựu nên khi trẻ mắc lỗi, các bậc cha mẹ đã “giận quá mất khôn”, không kiểm soát được cảm xúc mà la mắng trách phạt trẻ theo chiều hướng tiêu cực như vậy.

 

Mục đích của việc la mắng trách phạt là để trẻ khắc phục được nhược điểm đó, để trẻ hiểu, nhận thức được sự việc, biết lỗi và sửa lỗi.

 

Vậy nên, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ hãy kiểm soát cơn giận để bình tĩnh khi trách phạt con. Cha mẹ hãy trách phạt la mắng đúng cách để giúp con thay đổi, tiến bộ và ngày càng hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó đừng đặt quá nhiều áp lực vào trẻ, hãy thường xuyên khuyến khích động viên, thêm động lực và tự tin cho trẻ hoàn thành tốt mọi việc.

Prev

Kích hoạt não phải của bé sẽ phát triển toàn diện tài năng của bé

Next

Bé vẫn hiểu lời người lớn nói dù chưa biết nói

...