Cách dạy con ngoan thông minh của người Nhật

Khi đến giờ học, cô giáo từ ngoài bước vào và nhẹ nhàng nói với các bé “Đến giờ nghe kể chuyện rồi, chúng ta cùng dọn đồ chơi đi nào”.

Cách dạy con ngoan thông minh của người Nhật

1/ Học không chỉ là trên sách vở

 

Ví dụ 1: Để giúp các bé biết yêu thương động vật, Cô giáo sẽ nói “các con phải biết yêu thương động vật”, nhưng ở Nhật họ sẽ không nói như vậy mà cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật nào đó như: gà, thỏ, rùa… mỗi nhóm từ 3-4 em sẽ nuôi và chăm sóc một con. Ngày ngày các bé sẽ cho thú cưng ăn, chơi đùa, trò chuyện, dọn chuồng… và những lúc thú cưng bị ốm thì tình cảm giữa các bé và loài động vật sẽ dần dần được hình thành. Lúc này, cô giáo chỉ cần nói rất ít về tình yêu thương động vật mà các bé vẫn hiểu được một cách sâu sắc.

 

Ví dụ 2: Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí, Cô giáo sẽ giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”, nhưng ở Nhật các bé sẽ được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ. Các bé sẽ được tự mình reo hạt, chăm sóc cho tới khi thu hoạch dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhưng chủ yếu là các bé tự làm. Từ đó, các bé sẽ hiểu được sự vất vả của các bác nông dân khi làm ra được củ khoai, hạt gạo… cho các bé ăn.

Học không chỉ trên sách vở

 

2/ Chơi… là chính

Hàng ngày, các bé đến trường học từ 9h sáng cho tới 2h chiều, và hầu hết thời gian của trẻ ở trường là để… chơi. Chỉ có 30 phút trước khi ra về là giờ hát tập thể và nghe cô giáo kể chuyện.

 

Toàn bộ thời gian còn lại, các bé có thể chơi bất cứ trò gì mình thích trong khuôn viên nhà trường. Trong trường, có rất nhiều thứ để chơi và những loại đồ chơi này đều có đặc điểm chung là giúp trẻ phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo. Trẻ sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi cách chơi, cách kết hợp những thứ có sẵn trong lớp học hoặc ngoài sân để có được những trò chơi thú vị.

 

Các bé được tự do chơi và làm thứ mình thích. Các cô giáo hoàn toàn không can thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ, chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.

 

Nhờ đó, trẻ được phát triển một cách tự nhiên, sở thích, năng khiếu, đam mê và khả năng tiềm ẩn của từng bé sẽ dần bộc lộ và phát triển. Cô giáo sẽ ghi chép lại những điều này và trao đổi với phụ huynh, từ đó giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của trẻ sau này.

 

3/ Trẻ rất khỏe mạnh

Vào mùa đông, ngoài trời nhiệt độ khoảng 3~5oC, cái lạnh thấm qua da, vậy mà các bé chỉ mặc mỗi quần sooc ngắn chạy nhảy nô đùa bình thường. Khi hỏi các cô thì được biết, việc cho mặc quần sooc như vậy là để rèn luyện sức khỏe, sức đề kháng cho bé. Dù trời có lạnh đến mấy, thậm chí cả trong ngày tuyết rơi các bé vẫn phải mặc quần sooc. Nếu quá nuông chiều hoặc quá chăm chút thì sau này khả năng chịu đựng của trẻ sẽ rất kém.  Nhật Bản là nước có nhiều thiên tai và khí hậu khắc nghiệt, chính vì vậy mà khả năng chịu đựng là điều rất cần thiết.

 

4/ Trẻ có tính tự giác rất cao

Trong giờ chơi tự do, có vài bé đang chơi đồ hàng, một bé đang vẽ tranh, một số khác đang cắt dán các vỏ hộp giấy để ghép thành hình nhà, thuyền… các bé đang chơi và đùa nghịch nên đồ chơi bày tứ tung trong phòng, mỗi chỗ một cái, từ bút màu, búp bê, nhạc cụ, xếp hình, giấy lộn… rất bừa bãi.

 

Khi đến giờ học, cô giáo từ ngoài bước vào và nhẹ nhàng nói với các bé “Đến giờ nghe kể chuyện rồi, chúng ta cùng dọn đồ chơi đi nào”. Thế là các bé lập tức dừng các trò đang chơi lại, cùng nhau dọn dẹp và kê bàn ghế. Chỉ sau ít phút đồ đạc đã được cất trở về đúng từng ngăn, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, căn phòng trở lại gọn gàng và sạch sẽ.

 

Trẻ em Nhật Bản còn biết giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, mặc dù không phải tất cả các bé đều tham gia chơi và bày biện đồ đạc, nhưng khi dọn dẹp là tất cả các bé cùng xắn tay vào làm, không cần biết là ai bày, các bé chỉ quan tâm đến việc làm sao cho lớp học được gọn gàng sạch sẽ.

Soroban

Prev

Dạy trẻ tự lập theo cách của người Nhật

Next

5 điều thú vị trong giáo dục mầm non Nhật Bản

...